Nội dung
CMS và Framework: Đâu là lựa chọn tốt nhất để xây dựng website? Bất kỳ ai sở hữu một website cũng đều muốn nó thật nổi bật, sáng tạo hơn đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, việc lựa chọn một nền tảng phù hợp với chi phí, nguồn lực và khả năng vận hành không phải là chuyện dễ dàng.
Bạn nên tìm hiểu một vài điều cơ bản liên quan đến web development trước khi hoàn thiện giao diện, layout và các yếu tố liên quan khác. Đặc biệt là lựa chọn sử dụng giữa Framework và CMS. Việc này giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và đạt được hiệu quả tối đa cho doanh nghiệp.
Hiểu đúng về Framework và CMS
Framework là gì?
Hiểu một cách đơn giản thì Framework được định nghĩa là bộ khung cung cấp các chức năng, giải pháp được cài đặt sẵn trong quá trình phát triển ứng dụng và website. Nó tập hợp các thư viện, trình biên dịch, hoặc API,… Framework chỉ cung cấp bộ khung, còn hoàn thành ứng dụng như thế nào thì phụ thuộc vào người lập trình.
Các Framework khác nhau được sử dụng cho các ứng dụng, phần mềm khác nhau. Và một trong những yêu cầu quan trọng của người lập trình là phải biết được Framework nào thích hợp với ứng dụng nào.
Những Framework phổ biến hiện nay
Có khá nhiều Framework khác nhau với đa dạng ngôn ngữ lập trình. Tuy nhiên dưới đây là danh sách 7 Framework được sử dụng phổ biến gồm:
- CodeIgniter
- Laravel Framework
- CakePHP
- Spring Framework
- Phalcon Framework
- Restify
- Total.JS
CMS là gì?
CMS là viết tắt của Content Management System – Hệ thống quản trị nội dung được xây dựng sẵn, giúp người dùng dễ dàng quản lý nội dung website của mình. Khi website đã hoàn thiện và sẵn sàng sử dụng, bạn có thể đăng nhập và truy cập vào bất kỳ chức năng nào của website.
Bạn có thể hiểu đơn giản khi cài đặt một CMS là bạn đã có sẵn một website bao gồm trang dành cho quản trị viên và trang dành cho người dùng. Chỉ cần cập nhật nội dung, thay đổi thông tin và sử dụng, song phần giao diện và chức năng sẽ có hạn chế, cần tùy chỉnh nhiều khi sử dụng.
Những CMS phổ biến hiện nay
- WordPress
- Joomla
- Drupal
- Google sites
- Refinery
- Magento
- SilverStripe
Ưu điểm về các chức năng của Framework và CMS
Tính bảo mật giữa Framework và CMS
Với một website, tính bảo mật chính là yếu tố quan trọng đầu tiên cần quan tâm, đặc biệt là những website thương mại điện tử, website bán hàng. Việc website bị tấn công với mục đích lấy cắp thông tin khách hàng và thông tin thanh toán vẫn luôn diễn ra, và là vấn đề đau đầu của các nhà quản lý web.
Hầu hết các Hệ thống quản lý nội dung CMS đều sử dụng mã nguồn mở, bất kỳ ai cũng có thể truy cập vào code base. Do đó, các plugins giúp tăng tính bảo mật như extensions, hoặc widgets được dùng để hạn chế các rủi ro. Tuy nhiên, hãy đảm bảo các tiện ích này được cài đặt từ nguồn uy tín để tránh các vấn đề rủi ro bảo mật không mong muốn.
Đối với các website được tạo bằng Framework thường an toàn hơn so với CMS. Bởi vì các website này được tạo dựa trên custom code nên khó phá vỡ lớp bảo mật hơn. Hơn nữa, một số framework sở hữu các chức năng tích hợp giúp bảo vệ website chống lại các mối đe dọa phổ biến như:
- Cross-Site Scripting.
- Cross-Site Request Forgery.
- SQL Injection.
Điều này đảm bảo website được tạo bởi Framework chuyên nghiệp sẽ có mức độ bảo mật và an toàn cao hơn khi tạo bằng CMS.
Nhu cầu nâng cấp phát triển
Việc đảm bảo cho website hoạt động hiệu quả cần cập nhật các code functions mới nhất, điều này giúp website luôn an toàn và phục vụ cho trải nghiệm người dùng tốt hơn.
Đa số các CMS thường xuyên được cập nhật khi có bản nâng cấp mới nhất. Các bản cập nhật của CMS thường liên quan đến các chức năng như:
- Hỗ trợ SEO.
- Plugins mới.
- Bản vá bảo mật.
- Các tính năng nâng cao.
Còn các Framework thường sẽ có các thông tin cập nhật về tính năng mới, có các bản cập nhật liên quan đến tính năng mới, một số Framework khác không có vì chúng có thể sử dụng trong một thời gian dài mà không cần cập nhật, tuy nhiên điều này không ảnh hưởng gì và vẫn đảm bảo được tính an toàn và hữu dụng ở mức độ cao.
UX – User Experience (Trải nghiệm người dùng)
Các Framework không sở hữu bất kỳ giao diện người dùng chuẩn nào, vậy nên cần designer đủ chuyên môn và kinh nghiệm thiết kế phần này. Hoặc các lập trình viên có thể phát triển một giao diện bằng chức năng thư viện như SASS, Bootstrap bao gồm các HTML, CSS và JavaScript template dùng để phát triển website chuẩn responsive đảm bảo website chạy nhẹ, ít lỗi.
Ngược lại CMS sở hữu trình quản lý website giúp bạn dễ dàng quản lý nội dung website hơn. Bạn có thể thêm nội dung mà không cần quá nhiều kiến thức thiết kế webiste. Hầu hết CMS cung cấp các responsive themes, website có thể hoạt động trên tất cả các loại thiết bị di động phù hợp. Tuy nhiên cần mất nhiều thời gian để tùy chỉnh phù hợp với mục đích sử dụng riêng của doanh nghiệp.
Chi phí
Ngân sách, thời gian dùng cho việc thiết kế và phát triển website chính là yếu tố doanh nghiệp quyết định lựa chọn giữa Framework và CMS. Thực tế việc thiết kế website theo yêu cầu bằng Framework luôn cần nhiều thời gian và chi phí hơn việc tạo một website trên nền tảng CMS.
Song xét về mặt vận hành lâu dài, bảo mật và hiệu quả trong sử dụng với các chiến dịch Online Marketing, trải nghiệm của người dùng, cập nhật sản phẩm và tính nhận dạng thương hiệu thì Framework luôn đáp ứng tốt hơn.
Ứng dụng phù hợp giữa Framework và CMS
Giữa Framework và CMS đều có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Tuy nhiên để giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, nguồn lực và thời gian. Bạn có thể nhìn vào tổng thể phát triển và mục đích chính của website để lựa chọn.
CMS được sử dụng phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay là WordPress: Các dự án thiết kế và phát triển website sử dụng WordPress thường có dữ liệu nhỏ, thời gian triển khai nhanh, tích hợp nhiều công cụ hỗ trợ Marketing, SEO. Đa số các website này không yêu cầu quá nhiều về tính bảo mật, dễ dùng, giao diện đơn giản như: Website giới thiệu công ty, giới thiệu sản phẩm, Blog cá nhân, website tin tức nhỏ, hoặc là Landing Page,…
Framework được sử dụng phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay là Laravel: được ứng dụng vào các website có dữ liệu lớn, yêu cầu xử lý phức tạp, nhiều chức năng khác nhau, ứng dụng cần tốc độ nhanh hoặc các ứng dụng web như CRM, ERP, phần mềm quản lý, tool,… bên cạnh đó cũng có thể tích hợp các công cụ hỗ trợ Marketing, SEO như: Website thương mại điện tử, website tin tức lớn, website bán hàng nhiều sản phẩm, tích hợp các cổng thanh toán phức tạp, tích hợp các phần mềm quản lý kho,…
Nên chọn CMS hay Framework?
Để xác định được nhu cầu và tính hiệu quả của việc thiết kế website cho doanh nghiệp, bạn có thể tham khảo 04 câu hỏi sau để biết nên chọn Framework hay CMS:
Bạn muốn phát triển loại website nào?
- Các ứng dụng, website cần chức năng có thể tùy chỉnh theo nhu cầu: Custom/ bespoken development là sự lựa chọn tốt nhất.
- Các website đơn giản cần quản lý contents, portfolio, quản lý phân loại website, listings website, affiliate websites và các loại tương tự: CMS có thể là một lựa chọn tốt.
Bạn dành bao nhiêu nguồn lực cho việc xây dựng và quản lý website?
- Thời gian, chi phí đầu tư và nguồn lực khi sử dụng CMS sẽ thấp hơn.
- Tính bảo mật, tùy chỉnh, thời gian tải trang và tốc độ của website được phát triển bởi Framework sẽ tốt hơn.
Khách hàng của bạn có thói quen trải nghiệm website như thế nào?
- CMS mang đến trải nghiệm thân thiện, dễ dùng và phổ biến.
- Framework mang đến trải nghiệm độc đáo, sáng tạo và mang tính thương hiệu.
Mức độ bảo mật cần thiết của website đến đâu?
- CMS được phát triển bởi các mã nguồn mở, khả năng nhiễm mã độc và bị tấn công bởi SQL injection, cross-site scripting,… cao hơn.
- Frameworks an toàn hơn cho các nhu cầu phát triển website.
Bạn có thể cân nhắc lựa chọn dựa theo nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Nếu bạn vẫn đang còn băn khoăn hoặc cần thêm lời khuyên để có sự lựa chọn tốt nhất. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi để có sự tư vấn toàn diện cho các kế hoạch Marketing Online, cũng như thiết kế website của doanh nghiệp. Hotline 089.993.8892